Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon có xứng đáng để các doanh nghiệp Việt Nam kế thừa hay không?
Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon được vận hành như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam có nên kế thừa mô hình này không?

Để được biết đến là “gã khổng lồ” trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, cách vận hành mô hình chuỗi cung ứng của Amazon phải đặc biệt như thế nào? Liệu đây có phải là một mô hình mà các công ty thương mại và vận tải tại Việt Nam nên kế thừa hay không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Sbiz.vn giải đáp trong phần chia sẻ dưới đây! 

Giới thiệu về Amazon

Được thành lập vào năm 1994, Amazon được Jeffrey P.Bezos phát triển từ ý tưởng hoạt động ban đầu là một cửa hàng bán sách trực tuyến đơn giản thành một “tên khổng lồ” trên sàn thương mại điện tử, cung cấp hàng hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: đồ chăm sóc thú cưng, CD, sản phẩm phục vụ cho hoạt động thể thao, đồ gia dụng,...

Điều này đã mang lại cho Amazon thu nhập ấn tượng mỗi năm với con số cao hơn GDP của ½ các quốc gia trên thế giới, định hình lại toàn bộ thị trường bán lẻ trên toàn cầu.

Ngoài hoạt động trên thị trường bán lẻ trực tuyến, tập đoàn còn quản lý nền tảng điện toán đám mây được coi là lớn nhất thế giới cùng nhiều sản phẩm ấn tượng khác như ổ đĩa trực tuyến, nền tảng video, stream nhạc. 

Giới thiệu về Amazon

Giới thiệu về Amazon

Nhờ cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mang đến trải nghiệm mua sắm thoải mái cho cả người mua hàng lâu năm và người chỉ lướt xem hàng, Amazon luôn nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng trong việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử này.  

Với doanh thu mỗi năm cao hơn GDP của nhiều quốc gia trên thế giới, lượng khách hàng đạt con số xấp xỉ dân số nước Mỹ cùng giá trị tài sản lên đến 1.100 tỷ USD – lớn hơn cả nền kinh tế của một quốc gia, Amazon được nhận định rằng đang nắm trong tay nhiều nguồn lực khổng lồ, có sự phát triển vô cùng lớn mạnh.

Cách vận hành mô hình chuỗi cung ứng của Amazon

Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon được vận hành với sự tổ chức vô cùng bài bản, rõ ràng. Cụ thể:

Kho hàng

Toàn bộ kho hàng trong mô hình chuỗi cung ứng của Amazon đều được xây dựng ở những vị trí mang tính chiến lược cao như: gần các trung tâm, khu vực đông dân cư hay siêu thị lớn. Ngoài ra, một số kho hàng nhỏ sẽ được công ty trang bị tại những khu vực ít dân cư hơn nhằm đảm bảo tính linh hoạt, nhanh chóng về thời gian giao hàng.

Kho hàng trong mô hình chuỗi cung ứng của Amazon

Kho hàng trong mô hình chuỗi cung ứng của Amazon

Amazon cũng thực hiện tối ưu hóa nội bộ trong kho. Điều đáng chú ý là hàng hóa không cần phải sắp xếp theo thứ tự nhất định (ví dụ: tiểu thuyết có thể được xếp cùng ngăn với bàn chải và búp bê), giúp nhân viên kho có thể lấy hàng nhanh chóng vì không cần mất thời gian xếp hàng hóa về đúng vị trí. Đồng thời, có thể hoàn tất được nhiều đơn hàng cùng lúc thông qua việc ứng dụng hệ thống quản lý giúp tối ưu về tuyến đường lấy hàng. 

Phân phối

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất có thể kể đến giữa mô hình chuỗi cung ứng của Amazon và những nhà bán lẻ trực tuyến khác chính là công ty cung cấp rất nhiều lựa chọn khác nhau về hình thức phân phối, gồm: giao hàng Prime trong 2 ngày, giao hàng miễn phí hay thậm chí là giao hàng Prime Now trong vòng hai giờ sau khi đặt hàng. 

Để đạt được điều này, công ty đã áp dụng nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, từ cách thức truyền thống đến áp dụng những siêu công nghệ cao cũng như tận dụng các tuyến giao hàng hiện có qua UPS và FedEx. 

Công nghệ

Cách tiếp cận quản lý mô hình chuỗi cung ứng của Amazon chính là ứng dụng công nghệ cao. Công ty đã áp dụng đa dạng các giải pháp tự động hóa, robot trong việc lấy và đóng gói đơn đặt hàng và quản lý hàng tồn kho như:

  • Hệ thống phân phối, giao hàng bằng máy bay không người lái.

  • Sử dụng các nút Dash Wand (cho phép người dùng ra lệnh bằng giọng nói) và Dash Button (một thiết bị IoT nhỏ, cho phép người dùng có thể đặt hàng dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một nút nhấn).

Nút Dash Button được liên kết với một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể

Nút Dash Button được liên kết với một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể


  • Nhà kho robot: Robot tự động lấy, đóng gói, phân loại các lô hàng trong kho.

  • Thu thập dữ liệu trên di động: Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon sử dụng các giải pháp phần mềm có thể thu thập dữ liệu di động, đồng thời tích hợp thời gian thực với hệ thống phụ trợ, cho phép công ty chia sẻ thông tin đơn hàng tại các vị trí kho được phân bổ theo địa lý, giúp gia tăng tốc độ giao hàng. 

  • Điện toán đám mây: Với giải pháp điện toán đám mây Amazon Web Services có thể tích hợp được phần mềm quản lý tồn kho, công ty có thể quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, trơn tru. 

Sản xuất 

Bên cạnh việc cho phép người bán hoạt động trên nền tảng của mình, Amazon cũng tự tạo ra các sản phẩm tương tự và bán với mức giá thấp hơn. Công ty cung cấp hàng hóa với sự đa dạng về nhãn hiệu, từ các mặt hàng gia dụng đến sản phẩm cho trẻ sơ sinh hay vật nuôi,... Danh sách này hiện vẫn đang không ngừng mở rộng. 

Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon có ưu điểm và khuyết điểm gì?

Ưu điểm mô hình chuỗi cung ứng của Amazon:

  • Với những kho hàng có quy mô lớn, được phân bố rộng khắp nước Mỹ, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại mang tính khoa học cao cùng việc sở hữu kho hàng riêng đã tạo nhiều lợi thế trong việc quản lý hàng hóa, kho bãi, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt.

  • Việc kinh doanh hàng hóa với sự đa dạng về chủng loại, kết hợp sở hữu nhiều nhà cung cấp giúp công ty dễ dàng mở rộng thị trường, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng trên thế giới. 

  • Đảm bảo được tính liên tục của hoạt động cung ứng hàng hóa. Hệ thống giao hàng luôn có tính linh hoạt giữa các đơn vị vận tải và bưu điện, giúp tạo sự thuận tiện cho khách hàng. 

Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon mang lại nhiều lợi thế, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt

Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon mang lại nhiều lợi thế, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt

Khuyết điểm mô hình chuỗi cung ứng của Amazon:

  • Chi phí đầu tư kho bãi cao, kéo theo chi phí vận chuyển và lưu kho cũng cao.

  • Việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại tại kho hàng đòi hỏi nhân viên cần có trình độ cao, được đào tạo kỹ lưỡng nhằm đảm bảo vận hành tốt các hoạt động.

  • Có thể gánh chịu thiệt hại lớn khi hệ thống xảy ra lỗi. 

Các công ty tại Việt Nam có nên kế thừa những ưu điểm của mô hình chuỗi cung ứng của Amazon không?

Sự phát triển lớn mạnh và thành công hiện tại là minh chứng rõ ràng nhất về tính hiệu quả trong mô hình chuỗi cung ứng của Amazon, mang đến nhiều ưu điểm nổi bật mà các công ty thương mại và vận chuyển tại Việt Nam nên kế thừa. 

Điều này đòi hỏi các công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ để xây dựng, phát huy vai trò chuỗi cung ứng, đề cao tính tự động hóa bằng cách ứng dụng kết hợp các nền tảng công nghệ thông minh như SmartBiz IoT, AI. Qua đó, giúp gia tăng tốc độ, hiệu quả phân phối cũng như cắt giảm chi phí đáng kể cho khâu vận hành và quản lý. 

>>> Xem thêm: Nền tảng công nghệ IoT - Sức mạnh cho ngành vận tải

Có thể thấy, mô hình chuỗi cung ứng của Amazon vô cùng hiệu quả. Do đó, không có gì đáng kinh ngạc khi công ty có sự phát triển tăng vọt chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Đây hoàn toàn là một mô hình mà các công ty thương mại và vận chuyển Việt Nam hiện nay nên kế thừa để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có nhu cầu được tư vấn kỹ hơn về nền tảng công nghệ IoT, doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với Sbiz.vn để được hỗ trợ chi tiết! 




trong Tin tức
Mô hình chuỗi cung ứng của Amazon có xứng đáng để các doanh nghiệp Việt Nam kế thừa hay không?
web 3 tháng 11, 2021
CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Từ khóa
lọc nội dung
Đăng nhập to leave a comment
Giải pháp doanh nghiệp mới hoàn hảo nhất – Epson PaperLab
Epson PaperLab – Giải pháp doanh nghiệp mới được ứng dụng vào ngành in ấn có thực sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần tăng năng suất?
Phone
Facebook
Zalo