Tự động hóa công nghiệp là xu hướng tất yếu, phổ biến hiện nay, giúp doanh nghiệp tạo ra các đột phá trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn ngoài nước. Vậy tự động hóa công nghiệp là gì? Cùng Sbiz.vn tìm hiểu câu trả lời cụ thể trong bài viết này!
Tự động hóa công nghiệp là gì?
Tự động hóa công nghiệp hay còn gọi là Automation Industry, là việc ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động như robot, máy tính, các nền tảng phần mềm, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo,... vào việc điều khiển các loại máy móc cũng như xử lý, vận hành quy trình sản xuất một cách tự động thay cho con người. Sau cơ giới hóa, đây chính là bước thứ hai trong phạm vi công nghiệp hóa.
Tìm hiểu về tự động hóa công nghiệp
Tự động hóa mang lại lợi ích gì cho ngành công nghiệp
Việc ứng dụng tự động hóa mang lại cho ngành công nghiệp nhiều lợi ích vượt trội như:
Tăng năng suất
Tuy là các công ty, nhà máy hiện có thể tuyển dụng nhân công làm việc, duy trì hoạt động, vận hành nhà máy trong 3 ca làm việc liên tiếp, nhưng vẫn phải mất đi một khoảng thời gian cho việc đóng cửa để bảo trì máy móc cũng như nghỉ lễ. Điều này khiến thời gian không được sử dụng tối ưu.
Bằng cách cho phép nhà máy vận hành trong suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm, tự động hóa công nghiệp giúp công ty nâng cao năng suất sản xuất đáng kể, góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra ban đầu.
Tự động hóa công nghiệp cho phép nhà máy vận hành 24/24,7/7 và 365 ngày/năm, giúp nâng cao năng suất sản xuất đáng kể
Bên cạnh đó, với hiệu suất hoạt động tối ưu, máy móc tự động trong 1 giờ, hay thậm chí 1 phút, có khả năng mang lại năng suất và sản lượng cao 3 - 5 lần so với phương thức truyền thống. Giảm C/T – Cycle time của sản phẩm xuống tối đa chính là yếu tố quyết định chính trong vấn đề này.
Cải tiến chất lượng
Ứng dụng tự động hóa giúp các công ty giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình làm việc liên quan đến sự thiếu chính xác của con người. Bên cạnh đó, không giống như công nhân, robot không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung hay có bất kì thái độ làm việc không tốt nào. Điều này giúp mang lại sự đồng đều về chất lượng trong sản xuất, dù được thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau.
Độ tùy biến, linh hoạt cao
Việc thực hiện các thay đổi, thêm các công đoạn, nhiệm vụ mới vào quy trình sản xuất thường rất phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp cần đào tạo công nhân, người vận hành trực tiếp cách sử dụng. Tuy nhiên với robot, chúng có thể thực hiện được bất kình nhiệm vụ nào khi được lập trình, giúp nâng cao sự tùy biến, linh hoạt cho quá trình sản xuất.
Robot có thể thực hiện được bất kình nhiệm vụ nào khi được lập trình, giúp nâng cao sự tùy biến, linh hoạt cho quá trình sản xuất
Thông tin thu thập được có độ chính xác cao
Thay vì sử dụng phương thức truyền thống, vừa tốn nhiều chi phí, lại mất thời gian, công sức, công ty có thể áp dụng phương thức thu thập thông tin tự động. Điều này không chỉ mang lại cho doanh nghiệp những thông tin sản xuất quan trọng, còn làm tăng độ chính xác của dữ liệu, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí thu thập dữ liệu.
Nếu áp dụng tốt các tính năng này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, cắt giảm lãng phí, đặc biệt là đưa ra được các quyết định đúng đắn tại các thời điểm quan trọng. Từ đó tạo ra các bước đột phá trong kinh doanh.
An toàn lao động
Việc áp dụng các dây chuyền sản xuất tự động có thể đảm bảo an toàn tốt hơn cho con người khi làm việc trong các điều kiện môi trường sản xuất khắc nghiệt như: môi trường hóa chất độc hại, khói bụi ô nhiễm, môi trường có độ ồn cao, không gian chật hẹp, không gian kín,...
Mặc dù mang lại những lợi ích vượt trội nêu trên, tự động hóa công nghiệp thường khiến các doanh nghiệp phân vân ở một vấn đề lớn là chi phí đầu tư ban đầu cao. Nguyên nhân là vì bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, máy móc, doanh nghiệp cần đầu tư thêm vào việc đào tạo nhân công sử dụng các hệ thống phức tạp này.
Các hệ thống, giải pháp tự động hóa trong công nghiệp
Việc ứng dụng các hệ thống tự động hóa công nghiệp là xu hướng tất yếu hiện nay. Giải pháp SmartBiz IoT trở thành đối tượng để vô số doanh nghiệp săn lùng.
Các nền tảng phần mềm trong hệ thống tự động hóa công nghiệp
Dưới đây là các nền tảng phần mềm trong hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện nay:
Smartbiz IoT: Đây là ứng dụng giúp doanh nghiệp tiếp nhận, xử lý và điều khiển các tài sản sản xuất một cách hiệu quả.
Smartbiz ERP: Được biết đến là nền tảng quản lý các quy trình kinh doanh mạnh mẽ, giúp liên kết các hoạt động của khu vực sản xuất với các hoạt động kinh doanh.
SmartBiz MES: Là ứng dụng kết nối, giám sát và kiểm soát các hoạt động sản xuất. Tại các Nhà xưởng, MES được triển khai nhằm mục đích cung cấp thông tin đến đội ngũ quản lý chất lượng, quản lý sản xuất và công nhân vận hành máy.
SmartBiz AI: Được ứng dụng để mô phỏng, phân tích các luồng dữ liệu thu thập được để tối ưu hóa hoạt động của Nhà máy.
Notifications: Là hệ thống cảnh báo, thông báo từ hoạt động của thiết bị trên các thiết bị Tablet, SMS, Mobile,...