Sự phát triển của ngành công nghiệp tưởng chừng như bị chững lại bởi cơn sốt Covid kéo dài từ cuối năm 2019 đến nay vẫn tiếp tục vận hành, có sự biến chuyển không ngừng nghỉ nhờ vào sự hỗ trợ của tự động hóa. Cùng SBiz.vn khám phá nguyên nhân nào!
Tự động hóa là gì?
Tự động hóa là một nhánh lớn trong ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Đây là ngành nghiên cứu, thiết kế, sử dụng các hệ thống tự động như dây chuyền sản xuất, máy móc và thiết bị; thiết kế và điều khiển robot; quản lý dây chuyền sản xuất hoặc bảo trì, vận hành dây chuyền sản xuất thông qua thiết bị điện tử.
Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Sau này khi nhắc đến tự động hóa thì người ta nghĩ ngay đến việc điều khiển máy móc, thiết bị thông qua một mạng lưới. Mặc dù là ngành mới, thế nhưng chúng lại khiến cho cuộc sống con người dễ dàng hơn, đặc biệt là giúp cho nền kinh tế và ngành công nghiệp ngày càng phát triển.
Phần lớn các tập đoàn, doanh nghiệp hiện nay đều đã đưa tự động hóa vào trong quy trình làm việc để dễ dàng kiểm soát, quản lý từng khâu. Tại tâm điểm dịch Covid, hàng loạt các công ty vận hành thủ công phải ngừng hoạt động, quá trình sản xuất trì trệ vì lệnh cách ly, hạn chế tiếp xúc. Vận hành doanh nghiệp qua hệ thống, mạng lưới mới là giải pháp tối ưu.
Sơ lược về lịch sử
Dòng thời gian phát triển của tự động hóa có thể được tóm lược như sau:
1745: Cơ chế điều khiển phản hồi được Edmund Lee áp dụng vào lều cánh buồm của cối xay gió.
1785: Bộ ổn tốc ly tâm được Oliver Evans sử dụng trong xay bột tự động.
1920: James Clerk Maxwell phát triển bộ khuếch đại điện tử.
1930: Sử dụng các công tắc, bảng đèn màu báo tín hiệu của máy móc vào trong sản xuất.
1940: Hệ thống kiểm soát và điều khiển máy bay được ứng dụng trong chiến tranh.
1959: Nhà máy hóa chất Port Arthur Texaco là nơi đầu tiên sử dụng điều khiển số.
Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ
Từ khoảng năm 1740, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm cách để vận hành một số vật dụng từ xa. Cho đến nay, khi dịch bệnh Covid tấn công mạnh mẽ vào nền công nghiệp thì phần lớn nền kinh tế của các nước ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất đều không bị lay chuyển.
Sự can thiệp của con người vào trong quy trình sản xuất không còn đóng vai trò quan trọng nữa mà thay vào đó là các dữ liệu, thông tin được lưu trữ, trích xuất từ máy móc vào một mạng lưới nhất định. Người vận hành có thể quản lý, giám sát và điều khiển mọi thứ cho dù không đến nhà xưởng.
Ứng dụng của tự động hóa
Tự động hóa được ứng dụng vào vô số lĩnh vực trong đời sống của con người. Điển hình là đơn vị sản xuất Harley Davidson của Mỹ tại Việt Nam. Hiện nay tại khu vực Châu Á, Việt Nam và Myanmar là 2 nước duy nhất sở hữu máy tạo mẫu tự động và vinh dự được lựa chọn làm đơn vị sản xuất khung sườn của chiếc mô tô mày.
Dây chuyền sản xuất Harley Davidson
Tại Công ty Công nghiệp chính xác Việt Nam, dây chuyền sản xuất ra khung sườn như dây chuyền CNC, dây chuyền hàn hay dây chuyền sơn bột đều được điều khiển bằng máy tính. Khi bước vào nhà xưởng sản xuất, điều đầu tiên mà người ta nhìn thấy là hệ thống robot được sắp xếp dây chuyền đang vận hành.
Phần lớn máy tại nhà xưởng đều là ứng dụng của tự động hóa, người vận hành chỉ cần kiểm tra nguyên liệu đầu vào, điều khiển và kiểm tra thành phẩm cuối cùng. Toàn bộ quy trình sản xuất như xử lý nguyên liệu thô, đúc khung, ... đều được robot và máy móc thực hiện.
Lợi ích của tự động hóa khi có ERP và IoT
Không chỉ được ứng dụng vào trong sản xuất, tự động hóa còn trở thành giải pháp tối ưu cho việc mua bán, quản lý nhân sự, ... Trong tất cả những lĩnh vực này, ERP và IoT là hai giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất.
IoT có thể được hiểu là một mạng lưới bao gồm thông tin, dữ liệu dùng để giám sát, điều khiển, vận hành. ERP là ứng dụng đa chức năng, dùng để liên kết toàn bộ hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào, có khả năng phân tích, tiên đoán kết quả làm việc.
Hoạt động sản xuất vẫn được vận hành trong tâm dịch
Sự kết hợp hoàn hảo của SmartBiz IoT và SmartBiz ERP đã cho ra được giải pháp quản lý và bảo trì tài sản sản xuất. Sử dụng giải pháp này có thể tăng tối đa năng suất lao động, mang về hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được phần lớn các bất cập khi điều hành thủ công.
Nếu như sử dụng những giải pháp này, chủ cơ sở hay người đứng đầu doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng điều hành công việc, giám sát quá trình làm việc từ xa. Ngoài ra, số liệu phân tích của các giải pháp là chính xác tuyệt đối. Doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra phương án để cải thiện kết quả sau cùng và nhanh chóng theo kịp xu thế nhà máy thông minh.
Tự động hóa đang dần thống trị mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với nền công nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh lây lan, cần hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Hãy lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình bằng cách liên hệ ngay với Sbiz.vn!