Công nghệ RFID là gì? Ứng dụng của RFID trong quản lý kho
Thường khi mua máy quét mã vạch thì các nhà cung cấp sẽ tư vấn cho chúng ta là loại máy đó đọc được mã RFID hay máy có thể in được RFID. Vậy RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của công nghệ này như thế nào? Hãy cùng sbiz.vn khám phá qua bài chia sẻ dưới đây!
RFID là gì?
Công nghệ RFID là gì? Được biết đây là một công nghệ ứng dụng trường điện tử để có thể nhận dạng tự động và theo dõi các thẻ hỗ trợ được gắn vào đối tượng vật thể. Nói cách khác, RFID chính là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa và cho phép đọc dữ liệu trên một con chip qua đường dẫn sóng vô tuyến trong khoảng cách phù hợp.
RFID là công nghệ có thể ứng dụng để đọc thông tin
Đặc điểm nổi bật nhất của công nghệ này là RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch mà vận hành theo nguyên lý “không tiếp xúc”.
Hệ thống RFID gồm những thiết bị nào?
Đối với một hệ thống RFID, thông thường sẽ gồm 2 thành phần chính là thẻ tag và đầu đọc để đọc các thông tin trên con chip. Cụ thể:
● Thẻ RFID là thiết bị có thể thay thế cho các mã vạch được in trên sản phẩm. Thay vì phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét như thông thường thì thẻ RFID cho phép đọc thông tin trên sản phẩm mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
● Thiết bị đọc thẻ RFID (đầu đọc - reader) là thiết bị để đọc thông tin từ các thẻ, có thể được đặt cố định hoặc lưu động tùy theo chủng loại.
Nguyên lý hoạt động RDFI
Nguyên lý hoạt động của RFID
Vậy nguyên lý hoạt động của thẻ RFID là gì? Thực chất, nguyên lý của công nghệ này khá đơn giản. Chúng có cách thức hoạt động cụ thể là khi đầu đọc gửi đi một tín hiệu radio, thẻ RFID lọt vào tầm tín hiệu và cung cấp năng lượng. Lúc này, thẻ tag sẽ bắt đầu gửi tín hiệu radio để trả lại thông tin đến đầu đọc thẻ RFID, đầu đọc sẽ hiểu những thay đổi là gì và đưa ra thông tin giải mã cho sản phẩm phù hợp.
Các khoảng cách đọc chuẩn của RFID và dải tần hoạt động
Khoảng cách đọc của đầu đọc phụ thuộc vào một số điều kiện và các thông số cụ thể tùy theo thẻ Active hay Passive Tag. Nhìn chung, thẻ RFID sẽ có khoảng cách đọc tầm < 3 feet, tùy thuộc vào dải tần số cụ thể của đầu đọc. Bên cạnh đó, hệ thống RFID sử dụng dải tần UHF sẽ có khoảng cách đọc lớn hơn, chúng phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể.
Một vài tần số RFID phổ biến và thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:
Tần số |
Tên gọi |
120 - 125 (kHz) |
Tần số thấp (Low frequency) |
13.56 (MHz) |
Tần số cao (High frequency) |
868 - 928 (MHz) |
Sóng cao tần (Ultra High frequency) |
2.45 - 5.8 (GHz) |
Sóng siêu vi (Microwave) |
Ưu, nhược điểm của RFID trong sản xuất
Dưới đây là các ưu và nhược điểm của việc ứng dụng RFID trong sản xuất, quý khách có thể dựa vào đánh giá để xem xét liệu có nên lựa chọn công nghệ này cho hoạt động kinh doanh của mình không:
Ưu điểm
● Không cần thực hiện việc thiết lập đường ngắm.
● Có thể dễ dàng sửa đổi, viết lại dữ liệu thẻ khi có nhu cầu.
● Hợp lý hóa được quá trình theo dõi tài sản, hàng hóa trong sản xuất.
● Chuỗi cung ứng cũng được tăng cường khả năng hiển thị rõ ràng hơn.
● Kiểm soát số lượng hàng tồn dễ dàng.
● Tiết kiệm chi phí, thời gian nhân công trong sản xuất.
Nhược điểm
● RFID có giá thành cao hơn mã vạch.
● Có quy trình hoạt động phức tạp hơn quy trình ứng dụng mã vạch.
● Cần quản lý dữ liệu cụ thể, nếu không sẽ dễ dàng gặp phải tình trạng tràn ngập thông tin vô dụng.
Ứng dụng của công nghệ RFID trong sản xuất và quản lý kho
Ứng dụng của RFID trong quản lý kho
Có rất nhiều công việc cần con người thực hiện đã được giảm thiểu và thay thế bằng việc ứng dụng công nghệ RFID. Công nghệ này có thể mang lại hiệu quả như sau:
● Trong quản lý kho: Hệ thống RFID được dùng để phân loại vật tư hay sản phẩm có trong kho bằng việc ứng dụng hệ thống tag RFID gắn lên từng vật tư và thiết bị đọc thẻ RFID. Các thông tin, dữ liệu thực tế của kho như số lượng, vị trí, phân loại hàng sẽ được thu thập thông qua hệ thống RFID này, lưu trữ và cho hiển thị tại máy chủ của kho để quản lý. Nhờ đó, các thao tác như nhập hay xuất kho cũng được kiểm soát nhanh và hiệu quả cao hơn.
● Trong sản xuất: Hệ thống RFID được sử dụng thay thế cho thẻ Kanban để tối ưu dây chuyền sản xuất, xác định các bán thành phẩm đó đang được gia công đến công đoạn nào, kiểm soát tốt nhất thời gian thực hiện. Nhờ việc kiểm soát này mà bạn có thể hạn chế các lỗi phát sinh và ngăn chặn sự tồn đọng của bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Trên đây là những thông tin lý giải cho thắc mắc RFID là gì ở trên của SmartBiz. Nhưng còn nhiều hơn thế nữa là Bộ tính năng quản lý các hoạt động nhà kho, quản lý kho hàng tự động bằng mã vạch, bổ sung hàng dự trữ tự động, truy xuất nguồn gốc theo dõi lô và kiểm điếm. Tuỳ chọn tích hợp đồng bộ với hệ thống điều hành thực thi sản xuất MES thông minh, Mua hàng, Bán hàng, Kế toán giúp loại bỏ tất cả các chi phí dư thừa và hợp lý hoá chuỗi cung ứng, tăng dòng tiền của doanh nghiệp. Bạn có muốn điều này? Hãy tìm hiểu ngay: Giải pháp quản lý kho thông minh SmartBiz
Trước khi bạn rời trang, hãy cho chúng tôi biết ý kiến hoặc nội dung này có hữu ích với bạn hay không trong phần bình luận bên dưới.