Sơ đồ quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Sự thành công của một sản phẩm khi được tung ra thị trường sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất và cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của sản phẩm chính là tính hiệu quả của quy trình bán hàng trong chiến lược đó. Làm sao để có thể thực hiện trình tự này một cách tối ưu nhất? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách sơ đồ quy trình bán hàng chuyên nghiệp của các doanh nghiệp và hy vọng rằng, những thông tin này sẽ phần nào giúp ích cho doanh nghiệp của quý khách trong tương lai.
Quy trình bán hàng là
gì?
Sở hữu một quy trình bán hàng tối ưu là cách tốt nhất để mang đến sự thành công cho sản phẩm
Quy trình bán hàng là một trình tự tập hợp các hoạt động cụ thể do bộ phận bán hàng thực hiện, nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của quy trình bán hàng sẽ tỉ lệ thuận với hiệu suất trong kinh doanh. Đồng nghĩa với việc, nếu quý khách sở hữu một quy trình bán hàng chuẩn thì chiến lược sales (bán hàng) của quý khách đã thành công được 70%.
Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả theo các bước nào?
Sơ đồ quy trình bán hàng của công ty chuyên nghiệp sẽ bao gồm các bước như sau.
Bước 1: Chuẩn bị và lên kế hoạch bán hàng cụ thể
Một chiến dịch chỉ thật sự thành công khi quý khách biết rõ bản thân mình đang làm về cái gì và muốn đạt được những mục đích như thế nào. Vì thế, hãy thật chăm chút và dành một khoảng thời gian nhất định cho công đoạn chuẩn bị này thông qua việc tìm hiểu những nội dung quan trọng như: thông tin về sản phẩm, định hình khách hàng tiềm năng, công cụ hoặc các chương trình quảng cáo cho sản phẩm,…
Quy trình cụ thể quyết định thành công cho buổi bán hàng
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng
Công đoạn tìm kiếm khách hàng sẽ
được phát triển dựa trên những nội dung về khách hàng tiềm năng đã đề cập ở
bước đầu tiên. Phương tiện thông dụng nhất để quý khách có thể tìm kiếm các
thông tin liên lạc của khách hàng tiềm năng chính là những công cụ truyền thông
như: báo chí, mạng xã hội, sự kiện,… Hoặc quý khách cũng có thể tiếp cận trước
với những khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp quý khách mở
rộng phạm vi đối tượng của chiến lược thông qua việc những khách hàng cũ sẽ
giới thiệu cho những khách hàng mới.
➤ Hiểu rõ tâm lý mua hàng của khách hàng với Customer journey map cho doanh nghiệp.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Tiếp cận khách hàng là một công đoạn vô cùng quan trọng của quá trình bán hàng
Để công đoạn này được thành công thì bắt buộc quý khách phải nắm rõ từng đặc điểm của mỗi khách hàng tiềm năng mà mình tiếp cận. Từ đó, quý khách sẽ có thể tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong việc truyền tải những thông tin về sản phẩm. Đó chính là giải pháp chủ chốt để thuyết phục một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ
Trên thực tế, khách hàng chỉ chú ý đến việc sản phẩm của quý khách sẽ mang đến cho họ những lợi ích gì trong quá trình sử dụng. Họ hoàn toàn không quan tâm đến những tính năng, đặc điểm của sản phẩm. Vì thế, đừng nên dài dòng, lê thê để kể về những công dụng mà hãy biến những điều đó thành các câu chuyện thực tế trong cuộc sống nhằm tăng tính gần gũi với khách hàng.
Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng
Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm hàng
đầu trong công tác bán hàng. Nhưng những lập luận cần được đưa ra để chứng minh
rằng, các lợi ích mà sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng là hoàn toàn tương
xứng với số tiền mà họ bỏ ra.
➤ Xem chi tiết: Cách tính giá thành sản phẩm
Bước 6: Tư vấn, giải đáp thắc mắc và chốt đơn hàng
Luôn hướng đến việc chốt đơn hàng trong xuyên suốt quá trình thảo luận
Hãy luôn nhớ rằng, công đoạn này chỉ có một mục đích duy nhất, đó chính là chốt đơn hàng. Vì thế, hãy hướng đến điều này trong xuyên suốt quá trình thảo luận nhưng đừng quá nhấn mạnh về nó, vì đôi khi sẽ khiến khách hàng không được thoải mái.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Công đoạn này sẽ là giải pháp tốt nhất để quý khách có thể tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu trong mắt khách hàng và cũng là cách để giữ chân họ, nhằm tạo ra một bộ phận lớn khách hàng trung thành trong tương lai.
Những sai lầm thường gặp khi xây dựng quy trình bán hàng
Những sai lầm sẽ khiến quy trình bán hàng của doanh nghiệp bị mất đi tính hiệu quả
Sau đây là những sai lầm thường gặp khi bắt tay vào xây dựng một quy trình bán hàng.
Dành chỗ cho những hành động tự biên tự diễn trong quy trình bán hàng
Việc định hình trước cho những hành động mà mình sẽ làm trong quy trình bán hàng là vô cùng quan trọng. Nếu quý khách chỉ tự biên tự diễn thì cả chiến lược sẽ không có tính hiệu quả. Bởi lẽ, bản thân của quý khách cũng chưa thật sự thấu hiểu về khách hàng mục tiêu cũng như là bản chất của quy trình này. Điều đó không tốt chút nào cho công cuộc chuyển hoá từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.
Sử dụng chỉ một phương pháp luận bán hàng
Nhu cầu của khách hàng là thứ luôn được thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Vì thế, nếu cứ cố chấp giữ mãi một phương pháp bán hàng thì chiến lược của quý khách sẽ trở nên lạc hậu rất nhiều so với thời đại. Trong trường hợp này, dù cho quy trình bán hàng của quý khách có thật sự hiệu quả đến đâu thì nó cũng sẽ không thể phát huy được hết sự ưu việt vốn có.
Cho rằng quy trình bán hàng của mình là hoàn hảo
Trên thực tế, các quy trình kinh doanh luôn được vận hành theo quy tắc cải tiến nên không có bất kỳ một quy trình bán hàng nào được xem là hoàn hảo cả. Vậy nên, quý khách hãy liên tục hoàn thiện quy trình bán hàng của doanh nghiệp mình bằng cách thường xuyên theo dõi, cập nhật những thị hiếu mới nhất của người tiêu dùng.
Đào tạo kỹ năng của đội ngũ bán hàng
Nhân viên là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp nên hãy chú tâm nhiều hơn trong quy trình đào tạo những kỹ năng của họ
Đối với câu chuyện đào tạo kỹ năng của đội ngũ bán hàng thì cần lưu ý những vấn đề như sau.
Thống nhất giữa phương pháp đào tạo với chiến lược, mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp
Để tạo được sự kết nối bền vững với khách hàng thì quý khách cần phải tìm ra cách gắn kết với những cá nhân trong đội nhóm của mình trước tiên. Một tập thể chỉ thật sự thành công khi tất cả cá thể trong đó đều hướng về một mục tiêu duy nhất và cùng nhau cố gắng thực hiện nó. Tổng kết lại, quý khách hãy dành nhiều sự quan tâm hơn trong việc truyền đạt những “tâm tư” của cấp quản lý đến với nhân viên của mình vì công đoạn đó là thật sự quan trọng đấy!
Tư duy đúng đắn
Thông thường, các chương trình đào tạo chỉ được diễn ra theo dạng sự kiện một lần và nó bị nhận xét khá nhiều là không có sự đổi mới trong nội dung truyền đạt. Vậy nên, nếu quý khách biết cách khắc phục những vấn đề này và tự tìm ra cho mình một góc nhìn khác mới lạ hơn thì chắc chắn khả năng thành công sẽ được tăng tiến lên rất nhiều.
Hiểu rõ khách hàng
Cũng tương tự như câu chuyện về quy trình bán hàng của công ty, muốn bán một món hàng gì đó thì quý khách cần phải hiểu rõ thị hiếu của khách hàng mục tiêu trong chiến lược. Vì thế, quý khách hãy thử quan sát một cách tổng thể về chương trình đào tạo của mình xem là nó đã thật sự đủ để giúp đội ngũ bán hàng của quý khách nắm bắt được vấn đề trọng yếu này hay chưa? Nếu chưa thì hãy nhanh chóng tìm ra cách cải thiện trong thời gian sớm nhất.
Nếu quý khách có nhu cầu tìm kiếm một phần mềm thông minh, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch, quản lý và thực hiện quy trình bán hàng một cách hiện đại nhất thì chắc chắn sbiz.vn sẽ là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này. Để nhận thêm thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ theo những thông tin bên dưới:
● Địa chỉ: Số 74-76 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
● Số điện thoại: 0911741551
● Email: sales@adsose.com
● Website: https://sbiz.vn