Chỉ số OEE là gì mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm?
OEE là gì? Tính chỉ số OEE như thế nào? Đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số OEE? OEE giúp doanh nghiệp hạn chế những tổn thất gì?

Khi thực hiện hoạt động bảo trì năng suất toàn diện (TPM) ở doanh nghiệp, việc đánh giá OEE luôn được chú trọng hàng đầu. Vậy OEE là gì? OEE là một chỉ số giúp doanh nghiệp có thể xác định được những vấn đề trong việc sử dụng và bảo trì tài sản, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến liên tục, hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, hãy cùng Sbiz.vn tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau!

OEE là gì?

Nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ chỉ số OEE là gì và sử dụng như thế nào. Thực chất, OEE là cụm từ viết tắt của Overall Equipment Effectiveness. Nó được dịch ra với nghĩa là “hiệu suất tổng thể của thiết bị”. Như vậy, có thể hiểu OEE là chỉ số được sử dụng để tính toán hiệu suất hoạt động của một loại máy móc hay thiết bị nào đó. 

Doanh nghiệp dùng chỉ số OEE để đo lường chất lượng, thời gian hoạt động và tốc độ vận hành của máy móc. Qua đó có thể giúp các nhà quản lý cải tiến hiệu quả của việc sử dụng máy móc bằng cách tối ưu thông số tốt nhất. 

Tìm hiểu OEE là gì?

Tìm hiểu OEE là gì?

Hiện nay, OEE được đánh giá là cách bao quát về tính toán hiệu quả sản xuất các thiết bị. Doanh nghiệp có nhà máy hoạt động hiệu quả thì chỉ số OEE cao. Ngược lại, nếu chỉ số OEE thấp thì đồng nghĩa với việc mức doanh thu của doanh nghiệp bị hao hụt, thậm chí còn là sự tổn thất lớn. Hiểu rõ OEE là gì sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh và khắc phục hiệu quả hoạt động của máy móc. 

Phương pháp tính hiệu suất thiết bị toàn phần

Để biết cách tính OEE là gì thì cần hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số OEE. Theo đó, OEE phụ thuộc vào 3 yếu tố, bao gồm: mức độ khả dụng – A (Availability), chất lượng – Q (Quality) và hiệu suất thiết bị – P (Performance).

Dựa vào 3 yếu tố trên, hiệu suất thiết bị toàn phần (OEE) được xác định bằng công thức sau:

OEE = Availability x Quality x Performance


Trong đó:

  • Mức độ hữu dụng (Availability): Đo lường sự tổn thất trong thời gian vận hành.

Availability = (Thời gian vận hành thực tế / Thời gian chạy máy theo kế hoạch) x 100% 

  • Chất lượng (Quality): Đo lường sự tổn thất về chất lượng.

 Quality = (Tổng sản phẩm đạt chất lượng / Tổng sản phẩm sản xuất) x 100%

  • Hiệu suất (Performance): Đo lường sự tổn thất về tốc độ vận hành.

Performance = (Tổng sản phẩm sản xuất) / (Thời gian chạy máy thực tế x Công suất thiết kế) x 100%

Công thức tính OEE là gì?

Công thức tính OEE là gì?

Ví dụ về cách diễn giải các thông số trên như sau:

  • Availability = 97%: Nghĩa là doanh nghiệp tận dụng được 97% nguồn lực về thời gian và 3% còn lại là khoảng thời gian chết so với tiềm năng thiết bị vận hành. 

  • Quality = 95%: Nghĩa là cứ 100 sản phẩm được sản xuất ra thì có 95 sản phẩm đạt chất lượng và 5 sản phẩm còn lại không đạt chất lượng. Hoặc cứ 100 giờ tiến hành sản xuất sẽ có 5 giờ bị lãng phí do gặp các vấn đề liên quan đến chất lượng.

  • Performance = 90%: Con số này chỉ ra rằng công suất sản xuất thực tế của thiết bị chỉ đạt 90% so với công suất được thiết kế và 10% còn lại là thời gian bị mất đi.

Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chỉ số OEE

Những thất thoát ảnh hưởng đến chỉ số OEE là gì? Lý giải về vấn đề này có các nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Dừng máy do hư hỏng: Thất thoát về chức năng máy dừng hoạt động hoặc chức năng máy xuống cấp.

  • Cài đặt và điều chỉnh: Thất thoát liên quan đến việc cài đặt máy móc để thay đổi hoặc điều chỉnh hoạt động sản xuất.

  • Thay thế phụ tùng, thiết bị: Thất thoát liên quan đến việc thay đổi một số thiết bị hao mòn theo thời gian của hoạt động sản xuất.

  • Khởi động và tắt máy: Thất thoát về tốc độ cũng như sản lượng trong quá trình khởi động và tắt máy.

  • Gián đoạn và chạy không tải: Thất thoát liên quan đến công suất chạy máy do các sự cố nhỏ, không xác định được thời gian cụ thể hoặc máy phải chạy không tải.

  • Thất thoát về tốc độ: Thất thoát về tốc độ máy (ton/hour) khi máy hoạt động không hết công suất được thiết kế.

  • Phế phẩm và sản xuất lại: Thất thoát liên quan đến sản phẩm hư hỏng, không sử dụng được cộng với thất thoát về thời gian, chi phí chỉnh sửa, làm lại sản phẩm đó.

  • Dừng máy theo kế hoạch: Thất thoát liên quan đến việc dừng máy có kế hoạch (cúp điện, dừng máy để PM,…). Thất thoát này không làm ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị toàn phần. Tuy nhiên, nó làm giảm thời gian sản xuất, kéo theo việc giảm sản lượng sản xuất của thiết bị hoặc quy trình.

 

Những tác động ảnh hưởng đến chỉ số OEE của thiết bị

OEE giúp giảm 6 tổn thất cho doanh nghiệp

Nhờ vào chỉ số OEE, doanh nghiệp có thể loại bỏ và hạn chế 6 tổn thất lớn – nguyên nhân chính gây giảm hiệu suất trong quá trình sản xuất. Vậy các tổn thất liên quan đến OEE là gì? Có thể liệt kê như sau:

  • Các vấn đề hỏng hóc của thiết bị, máy móc.

  • Hoạt động thiết lập và điều chỉnh thiết bị.

  • Dừng vặt trong quá trình vận hành thiết bị.

  • Thiết bị vận hành với tốc độ kém.

  • Lỗi khi khởi động thiết bị.

  • Lỗi trong khi sản xuất.

Những tổn thất lớn trong OEE

Những tổn thất lớn trong OEE

Hy vọng bài viết trên của Sbiz.vn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ OEE là gì và nó tác động như thế nào đến quá trình sản xuất. Tóm lại, OEE là thước đo dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị, máy móc và đưa ra những vấn đề cần cải tiến. Doanh nghiệp phải tiến hành cải tiến liên tục các thông số liên quan đến OEE cho tới khi OEE đạt được chỉ số tối ưu. Như vậy, OEE không đơn giản chỉ là một công thức mà nó còn là chiến lược lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp.
in News
Chỉ số OEE là gì mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm?
web 1 November, 2021
CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Tags
lọc nội dung
Sign in to leave a comment
Bảo trì dự đoán – “Nhà tiên tri” kéo dài tuổi thọ sản phẩm
Ứng dụng bảo trì dự đoán là một giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí bảo trì, tăng thời gian hoạt động cũng như tính khả dụng của máy móc.
Phone
Facebook
Zalo