Hệ thống IoT là gì đối với doanh nghiệp? Internet vạn vật là gì? Chúng đóng vai trò gì trong sự phát triển công nghiệp? Ba câu hỏi này được rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm trên các diễn đàn giao lưu. Vậy hãy cùng SBiz.vn khám phá đáp án cho ba câu hỏi trên nhé!
Hệ thống IoT là gì với doanh nghiệp?
Hệ thống IoT (Internet of Things) hay còn gọi là internet vạn vật là một hệ thống kết nối những thiết bị dùng trong sản xuất với internet. Chúng có thể trích xuất, di chuyển dữ liệu từ thiết bị đến một mạng lưới chung và trao đổi dữ liệu lẫn nhau. Đây là câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi hệ thống IoT là gì đối với doanh nghiệp.
Để làm được điều này, các nhà cung cấp giải pháp IoT sẽ phải nâng cấp thiết bị, máy móc cũ để chúng có thể liên kết được với Internet và kết nối với nhau. Hãy hình dung dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp luôn cần phải có người theo dõi, giám sát hoạt động của các thiết bị.
Hệ thống IoT là gì với doanh nghiệp?
Giờ đây, doanh nghiệp đã biết được hệ thống IoT là gì khi chúng giúp cho các thiết bị trao đổi, cảm ứng lẫn nhau. Hiện nay, giải pháp IoT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, mở ra cánh cửa mới cho các doanh nghiệp phát triển.
Lịch sử hình thành IoT và sự ảnh hưởng đối với nền công nghiệp thế giới
Vào năm 1964, Karl Steinbuch, nhà khoa học máy tính người Đức đã tuyên bố rằng “Chỉ trong vài thập kỷ, máy tính sẽ có mặt trong hầu hết các sản phẩm công nghiệp”. Câu nói này đã chứng minh được tầm quan trọng của internet nói chung và là tiền đề để thế hệ sau này đen IoT đến sự phát triển công nghiệp.
Mãi cho đến năm 1999, Kevin Ashton, Giám đốc Phòng thí nghiệm tự động nhận diện ĐH Massachusetts (Mỹ) đã áp dụng thành công thiết bị nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RIDF). Về sau, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong siêu thị, cửa hàng bán lẻ để phòng chống trộm cắp.
Năm 1983, Ethernet (công nghệ mạng và hệ thống mạng cục bộ LAN) được tiêu chuẩn hóa, mở đầu cho kỷ nguyên truyền tải dữ liệu và công nghệ băng thông cao. Đây là phát súng khởi đầu cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Minh họa về tiến trình IoT của Windows 10
Năm 2002, điện toán đám mây ra đời giúp cho ngành kỹ thuật, công nghệ càng tiến gần hơn đến giải đáp hệ thống IoT là gì.
Vào khoảng giữa năm 2008 đến 2009, người ta thống kê được số đồ vật, thiết bị kết nối với Internet nhiều hơn là con người. Sự bùng nổ của điện thoại thông minh, máy tính bảng và con số thiết bị liên kết với Internet là 50 tỷ trong khi dân số toàn thế giới chỉ có 7,6 tỷ.
Như vậy, các doanh nghiệp lớn, chủ cơ sở sản xuất cũng áp dụng cài đặt “kết nối” cho tất cả mọi thứ trong công ty mình để kiểm soát và theo dõi hiệu quả.
Ưu điểm và nhược điểm của IoT với sự phát triển công nghiệp
Vậy ưu điểm và nhược điểm của hệ thống IoT với doanh nghiệp có nhiều hay không? Tất nhiên, tiện ích mà IoT đem lại cho các doanh nghiệp nhiều hơn là rắc rối mà chúng gây ra.
Ưu điểm
Khi một doanh nghiệp sử dụng giải pháp IoT để quản lý và bảo trì tài sản thì các thiết bị đều sẽ được đồng bộ hóa trên cùng một hệ thống. Doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất sẽ trải nghiệm được những lợi ích sau đây:
Theo dõi tiến độ vận hành của từng thiết bị
Chẩn đoán được thời gian sản xuất và số lượng thành phẩm
Trích xuất, truyền tải, chia sẻ dữ liệu nhờ thiết bị cảm biến
Lỗi sản xuất, lỗi hư máy móc được cập nhật nhanh nhất có thể
Lập tức thông báo khi máy gần đến chu kỳ bảo hành
Nâng cao năng suất làm việc của nhân sự
Tích hợp và thích ứng nhanh chóng với nhiều mô hình kinh doanh
Lưu trữ, dự đoán số liệu để kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống IoT
Đây chỉ là top 8 ưu điểm mà giải pháp IoT đem lại cho doanh nghiệp. Với mỗi mô hình kinh doanh, chủ cơ sở chắc chắn cảm nhận được nhiều điều tuyệt vời khác mà IoT đem lại cho doanh nghiệp mình.
Nhược điểm
Quyền riêng tư bị xâm phạm nếu như Hacker xâm nhập vào hệ thống.
Tình trạng dư thừa nhân lực tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dù cho sử dụng giải pháp IoT thì doanh nghiệp vẫn cần nguồn nhân lực nhất định để giám sát, theo dõi tiến trình vận hành sản xuất. Ngoài ra, khi thiết bị có dấu hiệu hư hại, doanh nghiệp vẫn cần bộ phận kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp và cập nhật cảm biến cho máy móc.
Ứng dụng của IoT
Sau khi đã hiểu được cặn kẽ hệ thống IoT là gì thì các doanh nghiệp lớn trong mọi mô hình đều “săn đón” giải pháp này, mô hình nhà máy thông minh. Tại Việt Nam, những công ty lớn như TH True Milk, Vinamilk, Thế Giới Di Động, Hitachi đều đang áp dụng IoT vào trong điều hành nhân sự, quản lý sản xuất.
Những ứng dụng của IoT
IoT có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực ngoài sản xuất như y tế, quản lý kho hàng, nông nghiệp, buôn bán lẻ, v… v… Điều này có nghĩa là không chỉ doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ cơ sở sản xuất hay sản xuất hộ gia đình đều có thể sử dụng giải pháp IoT.
Không khó để hiểu hệ thống IoT là gì nhưng nếu muốn áp dụng giải pháp này vào trong quy trình sản xuất thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn giải pháp IoT sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. SBiz.vn sẽ là nhà cung cấp giải pháp, hỗ trợ đáng tin cậy nhất dành cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vươn xa hơn và phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp.