Quản lý rủi ro doanh nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm hàng đầu, nhất là trước bối cảnh nền kinh tế rơi vào cảnh lao đao vì đại dịch Covid-19 như hiện nay. Vậy quản lý rủi ro là gì? Ứng dụng quản trị rủi ro doanh nghiệp phải có những tính năng nào? Quy trình quản lý rủi ro hiệu quả là gì? Cùng Sbiz.vn tìm hiểu ngay những vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
Khái niệm quản lý rủi ro
Có thể hiểu một cách ngắn gọn, quản lý rủi ro doanh nghiệp (Enterprise risk management) là đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên việc thu thập, xác định, đánh giá thông tin để chuẩn bị tốt cho những sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra đối với các mục tiêu của dự án, tạo nên tác động tiêu cực hoặc tích cực. Qua đó, giúp kiểm soát hoặc giảm thiểu tối đa hệ quả của các tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả của tác động tích cực.
Khái niệm quản lý rủi ro
Phân loại rủi ro
Rủi ro trong doanh nghiệp được chia làm 4 loại:
Rủi ro chiến lược
Là những rủi ro xuất phát từ các vấn đề có liên quan đến môi trường kinh doanh, quản trị và các bên liên quan như nhà đầu tư, đối thủ, khách hàng,... Ví dụ: kế hoạch phân bổ nguồn lực, thoái vốn, mua lại, sáp nhập, môi trường truyền thông, kinh doanh,...
Rủi ro hoạt động
Là những rủi ro có liên quan đến việc sử dụng sao cho hiệu quả nguồn lực trong các hoạt động hàng ngày hoặc rủi ro từ văn hóa, con người, hệ thống, quy trình,... hay do ảnh hưởng từ những sự kiện bên ngoài.
Rủi ro tài chính
Đây là những rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch mang tính chất tài chính, bao gồm hoạt động mua, bán các khoản cho vay, đầu tư hay các hoạt động kinh doanh khác. Ví dụ: rủi ro về tỷ giá, lãi suất, tính thanh khoản, cấu trúc vốn, thuế, giá hàng hóa, tín dụng,...
Rủi ro tài chính là một trong những loại rủi ro mà doanh nghiệp cần chú ý hiện nay
Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là những rủi ro có liên quan đến việc chấp hành các nội quy/quy định của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý có liên quan đến cam kết/hợp đồng.
Quy trình quản lý rủi ro
Mỗi vấn đề sẽ có cách quản lý rủi ro khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, chúng đều được thực hiện theo một quy trình cơ bản giống nhau, cụ thể:
Bước 1: Nhận dạng, xác định rủi ro
Mục tiêu của bước này là giúp doanh nghiệp nhìn nhận, xác định tất cả những rủi ro có thể gây tác động đến tổ chức, tạo nên các ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến các mục tiêu dự án của tổ chức.
Bước 2: Phân tích rủi ro
Sau khi xác định được tất cả các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích cụ thể hơn về khả năng xảy ra và các hệ quả, mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro có thể mang lại cho các mục tiêu dự án đã đặt ra.
Bước 3: Xếp hạng rủi ro
Bước tiếp theo cần thực hiện trong quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp chính là xếp hạng các rủi ro đã phát hiện được thành các cấp (rủi ro cấp đơn vị, rủi ro cấp doanh nghiệp) dựa theo mức độ tác động tiềm tàng của chúng. Điều này sẽ giúp việc quản lý trở nên thuận tiện hơn, có thể xác định được mức độ chấp nhận của doanh nghiệp đối với từng loại rủi ro.
Sau khi xác định, phân tích rủi ro, doanh nghiệp cần xếp hạng chúng theo mức độ tác động tiềm tàng
Bước 4: Lập kế hoạch ứng phó
Đây là bước doanh nghiệp cần lên kế hoạch, xây dựng các giải pháp cụ thể để giảm thiểu xác suất xảy ra cũng như tác động của các rủi ro tiêu cực xuống mức có thể chấp nhận được.
Bước 5: Thường xuyên theo dõi, xem xét và đánh giá các rủi ro
Đối với quá trình trong và sau khi thực hiện kế hoạch ứng phó, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, đánh giá rủi ro, báo cáo thông tin về tiến độ, các hiệu quả đã đạt được để có thể nắm bắt tốt tình hình khi có vấn đề phát sinh xảy ra, qua đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời.
Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lập nên những kế hoạch quản lý rủi ro tiếp theo được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ.
Thực hiện quy trình quản lý rủi ro cần đến sự hỗ trợ của những công cụ và kỹ thuật nào?
Các bước quản lý rủi ro cần được hỗ trợ bởi những công cụ và kỹ thuật quản lý tương ứng, cụ thể:
Đối với bước nhận dạng rủi ro, công cụ và kỹ thuật phân tích cần thiết gồm: phân tích SWOT; phân tích nguyên nhân và kết quả; đánh giá chất lượng dữ liệu; phân tích tài liệu; phân tích các giả định và hạn chế;...
Phân tích rủi ro: phân tích nguyên nhân, gốc rễ; phân tích ràng buộc; hệ thống thông tin quản lý dự án; đánh giá chất lượng dữ liệu;...
Xếp hạng rủi ro: Được thực hiện dựa trên thông tin, dữ liệu từ việc phân tích kịch bản; thống kê Bayes và Bayes Net; hệ thống thông tin quản lý các dự án; đánh giá của các chuyên gia; đánh giá chất lượng dữ liệu,...
Lập kế hoạch ứng phó rủi ro: Dựa trên phân tích nguyên nhân gốc rễ vấn đề; đánh giá chất lượng dữ liệu; xác định chiến lược để ứng phó với các rủi ro; phân tích về các lựa chọn thay thế,...
Theo dõi, xem xét, đánh giá rủi ro: Thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc họp; hệ thống thông tin quản lý dự án; lập danh sách kiểm tra các vấn đề; xem xét đánh giá của chuyên gia,...
Ngoài ra, để quản lý rủi ro hiệu quả thì dữ liệu, thông tin cụ thể, chính xác, đồng bộ về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại là yếu tố cốt yếu không thể thiếu. Với nền tảng SmartBiz ERP, doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác thông tin, dữ liệu về các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp một cách dễ dàng theo từng thời điểm, qua đó có thể nhận biết, xác định vấn đề tốt hơn, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
>>> Xem thêm: Hệ thống ERP - Giải pháp tối ưu vận hành quản lý cho doanh nghiệp.
Nền tảng ERP giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả hơn
Tóm lại, việc hiểu rõ về khái niệm, quy trình cũng như các công cụ và kỹ thuật cần thiết trong quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp đoán trước được những rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch ứng phó phù hợp. Nhờ vậy mà tránh được các thất thoát không đáng có. Quản trị rủi ro kết hợp ứng dụng hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quản lý, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra, là giải pháp thông minh được nhiều đơn vị lựa chọn hiện nay!