Những chỉ số ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện của doanh nghiệp
Ứng dụng quản lý chất lượng toàn diện là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng đến nhằm cải tiến quy trình. Tìm hiểu các chỉ số liên quan và quy trình áp dụng.

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là phương pháp quản lý tối ưu của các tổ chức, doanh nghiệp với mục đích định hướng vào chất lượng và cải tiến quy trình. Nó được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong một tổ chức nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua những phản hồi tích cực của khách hàng. Có rất nhiều chỉ số ảnh hưởng đến TQM đối với một doanh nghiệp. Để hiểu rõ về những chỉ số này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Sbiz.vn.

Những chỉ số liên quan đến quản lý chất lượng toàn diện

Hầu hết các tổ chức áp dụng hình thức quản lý chất lượng toàn diện đều phải sử dụng những chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) để phân tích và theo dõi tiến độ. Các chỉ số ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện có thể kể đến như:

Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE)

OEE là số liệu được sử dụng để đo lường hiệu quả tổng thể của một thiết bị sản xuất hoặc toàn bộ dây chuyền. Nếu giá trị OEE tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng nhân công và máy móc hiệu quả. Dựa vào chỉ số OEE có thể xác định được quá trình vận hành của máy móc đang ở mức độ nào. 

>>> Tìm hiểu thêm: Chỉ số OEE ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? 

Chỉ số OEE trong sản xuất

Chỉ số OEE trong sản xuất

Hiệu quả hoạt động tổng thể (OOE)

OOE cũng là một trong những chỉ số ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện. Chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động càng lớn thì lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được càng cao.

Vòng quay hàng tồn kho

Dựa vào hệ số vòng quay của hàng tồn kho, nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này cũng khá tương đồng với “sale”. Nó phản ánh số lượng hàng hóa trong kho được bán hoặc vận chuyển đến người mua trong thời gian bao lâu và diễn ra như thế nào. 

Thông qua chỉ số này, nhà tài chính có thể đánh giá được sản phẩm của doanh nghiệp có bán hiệu quả hay không. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp kiểm soát được những mặt hàng đang còn tồn kho, khó hoặc không thể bán được. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các chiến lược bán hàng kịp thời và hiệu quả. 

Hệ số vòng quay hàng hóa tồn kho cao là tín hiệu tốt cho nhà kho của doanh nghiệp

Hệ số vòng quay hàng hóa tồn kho cao là tín hiệu tốt cho nhà kho của doanh nghiệp

Chỉ số kiểm soát chất lượng

Để đo lường chất lượng có khá nhiều cách, một trong số đó là xác định phần trăm bị lỗi của sản phẩm hoặc quy trình. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp cải tiến liên tục. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng vào việc đo lường chất lượng mà hãy xác định nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm để có hướng khắc phục triệt để. 

Đo lường chất lượng

Đo lường chất lượng

Tỷ lệ tái chế

Không nên lãng phí quá nhiều thời gian và nguyên liệu cho quá trình tái chế. Doanh nghiệp nên hướng đến việc thực hiện chất lượng tại nguồn và đào tạo hoạt động sản xuất có hiệu quả cho nhân viên để góp phần giảm thiểu mất mát trong công đoạn tái chế.  

Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện tối ưu cho doanh nghiệp

Hiện nay, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến. Hình thức quản lý này chủ yếu được thực hiện bởi những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, quá trình áp dụng quản lý chất lượng toàn diện được triển khai như sau:

  • Kiểm tra sơ bộ công tác quản lý: Rà soát lại các hoạt động quản lý, nắm rõ quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Định hình lại mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới từ những quy trình cơ bản cho đến giai đoạn triển khai và cải tiến. 

  • Xác định mục tiêu chất lượng: Dựa vào một số yếu tố định lượng như: phép tính, biểu đồ, số lượng, đồ thị,... doanh nghiệp sẽ đưa ra đánh giá và làm rõ mức độ hiệu quả của các giải pháp cải tiến. 

  • Điều chỉnh quy trình: Xem xét kỹ lưỡng các quy trình đang được triển khai trong doanh nghiệp và tiến hành điều chỉnh bằng những quy tắc, công cụ, kỹ năng, trình độ của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tham khảo và thu thập những phản hồi từ phía nhân viên, khách hàng để xây dựng quy trình phù hợp, mang lại hiệu quả tốt hơn. 

  • Đánh giá vai trò của luồng thông tin: Tình hình của doanh nghiệp sẽ được phản ánh qua những dữ liệu đã thu thập trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có nhận thức đúng đắn, phân tích đầy đủ và chính xác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những quyết định cải tiến phù hợp. 

  • Xây dựng niềm tin từ bộ phận nhân viên: Việc xây dựng niềm tin của nhân viên về những định hướng mà doanh nghiệp đặt ra trong tương lai cũng chính là động lực cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển toàn diện và bền vững.

Áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện cho doanh nghiệp

Áp dụng nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện cho doanh nghiệp

Kết luận 

Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện cho doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm hướng đến một quy trình hoạt động có hệ thống, dễ dàng kiểm soát nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời, dựa vào những chỉ số ảnh hưởng đến TQM, nhà quản lý có thể điều chỉnh và đưa ra những cải tiến kịp thời để doanh nghiệp khắc phục hậu quả và phát triển toàn diện hơn. 


in News
Những chỉ số ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện của doanh nghiệp
web 2 November, 2021
CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Tags
lọc nội dung
Sign in to leave a comment
Chỉ số OEE bị chi phối bởi những yếu tố nào?
Chỉ số OEE bị chi phối mạnh mẽ bởi 3 nhân tố riêng biệt là: tính khả dụng, hiệu suất thực hiện và chất lượng sản xuất.
Phone
Facebook
Zalo