Chỉ số OEE bị chi phối bởi những yếu tố nào?
Chỉ số OEE bị chi phối mạnh mẽ bởi 3 nhân tố riêng biệt là: tính khả dụng, hiệu suất thực hiện và chất lượng sản xuất.

Hiệu suất tổng thể thiết bị OEE (Overall Equipment Effectiveness) là thông số tiêu chuẩn dùng trong đo lường năng suất và hiệu quả vận hành của tài sản máy móc hay thiết bị. Vậy, những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chỉ số OEE? Cùng sbiz.vn tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây!

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số OEE

Yếu tố khả dụng (Availability)

Mức khả dụng của chỉ số OEE thể hiện phần trăm thời gian hoạt động thực tế trong sản xuất so với thời gian mà máy móc hoặc quy trình sẵn có đã được lên lịch. Chỉ số khả dụng được hiểu đơn giản là phép đo lượng thời gian của một thiết bị có thể hoạt động tối đa sau khi đã loại bỏ đi ảnh hưởng của chất lượng, hiệu suất và thời gian dừng máy bắt buộc.

Mức khả dụng biểu thị tỷ số giữa thời gian sản xuất thực tế và thời gian sản xuất trong kế hoạch

Mức khả dụng biểu thị tỷ số giữa thời gian sản xuất thực tế và thời gian sản xuất trong kế hoạch

Công thức tính mức khả dụng

Công thức tính mức khả dụng của chỉ số OEE

Công thức tính mức khả dụng của chỉ số OEE

Việc phân tích bắt đầu với thời gian nhà máy có sẵn để dùng trong sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp trừ đi số lần dừng máy theo lịch trình, bao gồm các sự kiện khiến sản xuất bị ngừng như: thiếu nguyên liệu, không đủ nguồn lao động, hư hỏng thiết bị và thời gian thiết lập máy móc. Bên cạnh đó, thời gian thiết lập máy móc là nhân tố không thể loại bỏ, nhưng hoàn toàn có thể giảm xuống được.

Yếu tố hiệu suất (Performance)

Hiệu suất thực hiện của chỉ số OEE thể hiện sản lượng thực tế của máy móc khi hoạt động so với năng suất thiết kế tối đa hoặc sản lượng tối đa trong điều kiện thiết bị hoạt động liên tục. Nhân tố này hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ sản xuất các thành phẩm mà không bị ảnh hưởng bởi tính sẵn có hoặc chất lượng.

Hiệu suất thực hiện không bị ảnh hưởng bởi mức khả dụng

Hiệu suất thực hiện không bị ảnh hưởng bởi mức khả dụng

Vì hiệu suất thực hiện chỉ dựa vào tốc độ sản xuất nên công thức tính sẽ là:

Công tính tính hiệu suất thực hiện của chỉ số OEE

Công tính tính hiệu suất thực hiện của chỉ số OEE

Trong đó:

  • Tổng số thành phẩm được sản xuất (Total Parts Produced) bao gồm cả những thành phẩm bị loại. 

  • Chỉ số hiệu suất có thể hiển thị kết quả lớn hơn 100%.

Yếu tố chất lượng (Quality)

Chất lượng sản phẩm của chỉ số OEE thể hiện tỷ lệ thành phẩm chấp nhận được trên tổng số sản phẩm được sản xuất (bao gồm cả sản phẩm sản xuất bị hỏng).

Yếu tố chất lượng dùng để đánh giá các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất

Yếu tố chất lượng dùng để đánh giá các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất

Yếu tố chất lượng sẽ không bị ảnh hưởng bởi tính khả dụng hoặc hiệu suất.

Công thức tính chất lượng sản phẩm của chỉ số OEE

Công thức tính chất lượng sản phẩm của chỉ số OEE

Vì sao phải tính chỉ số OEE trong sản xuất?

Chỉ số OEE cung cấp các công thức đơn giản và phù hợp nhất để áp dụng vào việc đo lường hiệu quả của các thiết bị hoặc hệ thống sản xuất. Cùng với đó, chỉ số OEE đo được các tổn thất trực tiếp. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng OEE để chỉ ra những lỗ hổng trong chu trình hoạt động, từ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các cải tiến quy trình phù hợp. 

Chỉ số OEE là công cụ lý tưởng để đo lường hiệu quả của các thiết bị hoặc hệ thống sản xuất

Chỉ số OEE là công cụ lý tưởng để đo lường hiệu quả của các thiết bị hoặc hệ thống sản xuất

Ngoài ra, áp dụng OEE trong sản xuất còn có khả năng so sánh hiệu quả vận hành giữa các nhà máy để tạo lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, chỉ số OEE giúp:

  • Xác định các tổn thất làm giảm hiệu suất vận hành của hệ thống nhà máy.

  • Xác định các điểm tắc nghẽn, thiết bị nào chậm, máy móc nào hoạt động kém hiệu quả,... Là tiền đề để các nhà quản trị đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp.

Chỉ số OEE được tính toán như sau:

OEE = Availability x Performance x Quality

OEE được tính bằng cách tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thông số này

OEE được tính bằng cách tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thông số này

Trong đó:

  • Availability là mức khả dụng.

  • Performance là hiệu suất thực hiện.

  • Quality là chất lượng sản phẩm.

Mối liên hệ giữa OEE và IoT

Trong thời kỳ trước, dữ liệu trong vận hành máy móc sẽ được tổng hợp vào cuối tháng để thực hiện các phân tích, đánh giá. Điều này làm hạn chế về khả năng đáp ứng nhanh hoặc giải quyết các nhu cầu khẩn cấp của hệ thống.

Nền công nghiệp 4.0 với sự hiện diện của OEE kết hợp với IoT sẽ là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề trên. “Liên minh” này giúp nhà máy biết chính xác những gì đang xảy ra trong thời gian thực thông qua sự giám sát liên tục. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định ngay lập tức các vấn đề có thể xảy ra và phản ứng kịp thời bằng các hành động khắc phục phù hợp.

IoT kết hợp với OEE giúp phát hiện các lỗ hổng trong quy trình sản xuất một cách nhanh chóng

IoT kết hợp với OEE giúp phát hiện các lỗ hổng trong quy trình sản xuất một cách nhanh chóng

Việc kết hợp IoT với OEE mang lại những lợi ích sau:

  • Nâng cao độ chính xác.

  • Giảm bớt số lượng lao động.

  • Truy xuất nguồn gốc lỗi.

  • Báo cáo và phân tích tổng hợp một cách liên tục.

  • Khắc phục sự cố ngay lập tức.

  • Tạo động lực cho các nhà quản trị khai thác tiềm năng của doanh nghiệp.

OEE trong sản xuất kết hợp với IoT giúp doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cải tiến quy trình vận hành. Một hệ thống tích hợp chỉ số OEE và IoT giải quyết ba vấn đề cốt lõi trong việc đo lường năng suất và hiệu quả vận hành thiết bị:

  • Phân tích, đánh giá lịch sử vận hành và dữ liệu về hiệu suất để tối ưu hóa quy trình bảo trì, lịch biểu và tài nguyên của nhà máy.

Tích hợp IoT và OEE giúp truy xuất lịch sử vận hành và dữ liệu về hiệu suất liên tục

Tích hợp IoT và OEE giúp truy xuất lịch sử vận hành và dữ liệu về hiệu suất liên tục

  • Nhận cảnh báo trước về sự xuống cấp của thiết bị trong nhà máy nhờ vào bảo trì phòng ngừa để hạn chế thời gian chết.

  • Giảm chi phí bảo trì, vật liệu và nguồn cung cấp.

  • Chất lượng vận hành của dây chuyền sản xuất sẽ được theo dõi sát sao. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi các thông số trong quá trình vận hành để biết được hiệu chuẩn, nhiệt độ, tốc độ hoạt động và thời gian sản xuất của máy móc.

  • Hỗ trợ hiệu quả quá trình quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Những nhà quản trị có thể so sánh các kết quả sản xuất trước đó với báo cáo mới nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể định hướng được những việc cần làm trong tương lai.

Có thể thấy, tính khả dụng, hiệu suất thực hiện, chất lượng sản xuất là 3 nhân tố tách biệt, không ảnh hưởng đến nhau và mang ý nghĩa quyết định trong việc chi phối mạnh mẽ đến chỉ số OEE. Đồng thời, việc kết hợp IoT và OEE là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp giải quyết những tồn đọng từ mô hình quản trị cũ và mang lại nhiều nguồn lợi khổng lồ. Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp vui lòng liên hệ sbiz.vn để được tư vấn giải pháp phù hợp với đơn vị ngay hôm nay nhé!


in News
Chỉ số OEE bị chi phối bởi những yếu tố nào?
web 2 November, 2021
CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Tags
lọc nội dung
Sign in to leave a comment
Nghệ thuật quản lý rủi ro – Tưởng không cần nhưng cần không tưởng!
Quản lý rủi ro là gì? Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện như thế nào? Những công cụ và kỹ thuật cần thiết trong quá trình quản lý rủi ro.
Phone
Facebook
Zalo