Giải pháp doanh nghiệp mới hoàn hảo nhất – Epson PaperLab
Epson PaperLab – Giải pháp doanh nghiệp mới được ứng dụng vào ngành in ấn có thực sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần tăng năng suất?

Hệ thống tái chế giấy PaperLab tùy chỉnh độ dày, kích thước, màu sắc ra đời có thực sự là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và góp phần tăng năng suất trong kinh doanh? Để hiểu chi tiết hơn về giải pháp doanh nghiệp mới, hãy cùng Sbiz.vn tham khảo ngay bài viết sau đây!

Giải pháp doanh nghiệp mới được ứng dụng vào ngành in ấn có thực sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển?

Giải pháp doanh nghiệp mới được ứng dụng vào ngành in ấn có thực sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển?

Giới thiệu về Epson PaperLab

Epson Đông Nam Á (Epson SEA) chính thức đánh dấu việc chuyển đến trụ sở khu vực mới tại Alexandra TechnoPark, Singapore thông qua sự kiện ra mắt hệ thống tái chế giấy PaperLab đặc biệt.

Trụ sở mới của Epson SEA sở hữu hai trung tâm giải pháp mới, cho phép các đối tác và khách hàng trong khu vực khám phá các sản phẩm, giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường. Những giải pháp này là sự đổi mới mang tính bền vững của Epson trong lĩnh vực in ấn, hình ảnh trực quan và robotics cũng như hệ thống sản xuất giấy văn phòng theo quy trình khô (Epson PaperLab).

Giải pháp doanh nghiệp mới – Epson PaperLab

Giải pháp doanh nghiệp mới – Epson PaperLab

Sự kiện ra mắt của hệ thống tái chế giấy PaperLab mang tính cách mạng của Epson, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình của Epson, đây là giải pháp doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền “kinh tế tuần hoàn”.

Tự động hóa đã giúp Epson PaperLab thay đổi như thế nào?

PaperLab là hệ thống sản xuất giấy tại văn phòng, ứng dụng công nghệ Dry Fiber của Epson hoàn toàn không sử dụng nước trong quá trình thực hiện. Giải pháp này sử dụng công nghệ độc đáo, khác hẳn so với phương pháp tái chế giấy truyền thống. Giải pháp hiện đang được trưng bày tại trung tâm giải pháp doanh nghiệp mới của Epson ở Singapore.

Với công nghệ độc đáo này, máy in sẽ không cần tỏa nhiệt để làm nóng trước, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian với tốc độ in ấn nhanh. Hơn nữa, dòng máy này sử dụng ít bộ phận thay thế và vật tư tiêu hao nên giảm thiểu sự can thiệp của người dùng và góp phần tối ưu hóa quy trình quản lý sản xuất.

Giải pháp doanh nghiệp – Tự động hóa quy trình sản xuất

Giải pháp doanh nghiệp – Tự động hóa quy trình sản xuất

Hiện tại, máy có thể nâng cao tốc độ và tùy chỉnh độ dày, màu sắc và kích thước cho giấy mới. Quá trình tái chế này sẽ gồm 3 giai đoạn: phân tách, kết dính và định hình. Đối với quy trình tái chế giấy, hệ thống sẽ loại bỏ mực, bột mực và chuyển giấy vụn thành sợi. Việc này giúp thông tin và các tài liệu bí mật của doanh nghiệp được an toàn.

Ngoài PaperLab, các trung tâm giải pháp tại Alexandra TechnoPark còn trưng bày các dòng sản phẩm của Epson như: dòng máy in phun cho doanh nghiệp, máy quét, máy chiếu, giải pháp cho các điểm bán hàng (POS) và máy in khổ lớn cho các ngành in nhãn công nghiệp, in ảnh, in quảng cáo và dệt may.

Ứng dụng giải pháp công nghiệp vào ngành in ấn – Giải pháp doanh nghiệp mới

Một số ứng dụng giải pháp công nghiệp vào ngành in ấn có thể kể đến như:

Công nghệ in không nhiệt độc quyền (Heat-Free Technology)

Công nghệ in không nhiệt độc quyền tích hợp trong sản phẩm máy in không sử dụng nhiệt trong quá trình in nên tiêu tốn ít điện năng hơn so với loại máy Laser. Ưu điểm của công nghệ in này nằm ở quy trình phun mực không sử dụng nhiệt, có thể tận dụng công nghệ in phun Micro Piezo của Epson để tạo nên sự khác biệt so với các máy in phun khác.

Mục đích chính của Epson là giúp doanh nghiệp chuyển từ in Laser và Analog sang in phun thân thiện với môi trường và từ máy chiếu bằng đèn sang máy chiếu Laser, tự động hóa các quy trình thủ công trong sản xuất bằng AI – cánh tay đắc lực của doanh nghiệp.

Công nghệ in không nhiệt – Giải pháp doanh nghiệp

Công nghệ in không nhiệt – Giải pháp doanh nghiệp 

Quy trình tái chế giấy tại văn phòng

Giải pháp doanh nghiệp mới này cũng đã chỉ ra rằng, đây là quy trình tái chế giấy tại văn phòng không sử dụng nước đầu tiên trên toàn cầu. Khi ứng dụng công nghệ Dry Fiber, PaperLab chuyển giấy đã qua sử dụng thành giấy mới trong vòng chưa tới 3 phút và sử dụng khoảng 1/100 lượng nước cần thiết để tạo ra khối lượng giấy tương đương. Điều này giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm nước, vừa giảm khối lượng giấy phải vận chuyển đến các nhà máy tái chế. 

Quy trình tái chế giấy

Quy trình tái chế giấy

Một số lợi ích có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm chi phí.

  • Bảo vệ tài nguyên.

  • Tiết kiệm năng lượng.

  • Giảm thiểu nước thải ra ngoài môi trường.

  • Giảm chất thải rắn, khí thải CO2.

  • Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

  • Giảm số lượng và diện tích các bãi rác.

Giải pháp in không cần nhiệt (Epson Workforce Enterprise WFC20590)

Máy in phun không dùng nhiệt mới sử dụng ít hơn 85% năng lượng và thải ít hơn 85% CO2 so với máy in Laser. Nhờ vậy, số lượng bộ phận cần thay thế cũng thấp hơn 59%. 

Để vận hành tốt các giải pháp doanh nghiệp mới này đòi hỏi phải ứng dụng IoT vào trong hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và năng suất lao động. IoT cho phép kiểm soát và giám sát tất cả các quy trình của công ty và có khả năng điều khiển thiết bị từ xa thông qua phần mềm hỗ trợ.

Ứng dụng IoT vào trong sản xuất

Ứng dụng IoT vào trong sản xuất

Hơn nữa, IoT lưu trữ những thông tin giá trị để người quản lý có thể dễ dàng truy cập, phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng mà không cần phải trực tiếp đến nơi sản xuất.

>>> Tham khảo về cuộc cách mạng số của Lineage Logistic.

Chia sẻ

Những thông tin chia sẻ về giải pháp doanh nghiệp, quy trình sản xuất giấy của Epson PaperLab đã giúp quý khách hiểu rằng, để tạo ra năng suất và tiết kiệm chi phí thì doanh nghiệp phải đưa những ứng dụng, nền tảng tự động hóa vào trong quy trình sản xuất.
in News
SmartBiz 3 November, 2021
CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Tags
lọc nội dung
Sign in to leave a comment
Ứng dụng phòng chống dịch – Vì sao không?
Tại sao phải sử dụng ứng dụng phòng chống dịch? Giải pháp thiết thực cho app chống dịch được triển khai như thế nào?
Phone
Facebook
Zalo