Hiện nay, giải pháp IoT công nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý, sản xuất của doanh nghiệp. Vậy, IoT công nghiệp là gì? Lợi ích, ứng dụng như thế nào cho khu vực sản xuất, nhà máy,... Hãy cùng SmartBiz tìm hiểu ngay!
IoT cho sản xuất công nghiệp
IoT là gì?
IoT cho sản xuất công nghiệp còn gọi là IoT công nghiệp (Internet of Things – Internet kết nối mọi thứ), IoT là thành phần cốt lõi của các nỗ lực chuyển đổi công nghiệp trên toàn cầu, bao gồm Công nghiệp 4.0 (với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) và Internet Công nghiệp (với Hiệp hội Internet Công nghiệp). IoT đề cập đến nền tảng kỹ thuật số, nơi mà hàng tỷ thiết bị, máy tính trên khắp thế giới được kết nối với mạng internet để thu thập và chia sẻ một lượng lớn dữ liệu.
IoT được định nghĩa là việc sử dụng các cảm biến và thiết bị truyền động thông minh để nâng cao năng suất, hiệu năng của quy trình sản xuất và công nghiệp. IoT tận dụng sức mạnh của thiết bị, máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tận dụng dữ liệu mà máy móc đã tạo ra trong môi trường công nghiệp trong nhiều năm qua.”
IoT - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất
Sản xuất IoT mang lại những lợi ích gì?
IoT cho phép các nhà sản xuất tạo ra các mạng tự trị để hợp lý hóa quy trình sản xuất nhưng vẫn tiết kiệm chi phí nhất có thể. Dưới đây là những lợi ích của IoT công nghiệp mang lại:
Tăng hiệu quả về hoạt động, năng suất
Lợi ích đầu tiên phải kể đến của IoT là mang lại cho các nhà sản xuất khả năng tự động hóa, nhờ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của họ. Người máy và máy móc tự động có thể hoạt động hiệu quả và chính xác hơn, thúc đẩy năng suất và giúp các nhà sản xuất hợp lý hóa các chức năng của họ.
Thông qua việc truy cập dữ liệu trong các cảm biến và thiết bị tự động hóa, người vận hành hệ thống có thể sử dụng các kỹ thuật bảo trì dự đoán cùng với quản lý từ xa để cải thiện hiệu quả hoạt động ---> giảm chi phí bảo trì. Với các chỉ số hiệu suất thời gian thực được cung cấp cho người quản lý hoạt động, việc bảo trì hệ thống sẽ được lập lịch chiến lược thay vì định kỳ.
IoT - Tăng hiệu quả sản xuất
Máy móc thông minh hơn
Nhờ giao tiếp máy móc - máy móc, các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể hơn về hiện trạng toàn bộ thiết bị, hỗ trợ việc ra quyết định để giảm thiểu sự chậm trễ và thời gian chết trong hệ thống sản xuất.
Cải thiện quy trình, kiểm soát chất lượng tốt
IoT có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách cải thiện quy trình, nâng cao hiệu quả chất lượng sản xuất bằng cách đưa tính linh hoạt cao hơn vào doanh nghiệp.
Sự hỗ trợ của IoT trong việc giám sát cả cài đặt thiết bị và kết quả của từng bước sản xuất mang lại cho nhà sản xuất sự đảm bảo hơn về việc phát hiện các vấn đề chất lượng tại nguồn. Do đó, các biện pháp cải thiện có thể được thực hiện kịp thời.
Giảm chi phí từ việc bảo trì dự đoán
Bảo trì dự đoán được thực hiện bằng cách phân tích thống kê tình trạng thiết bị với mục đích để lường trước lỗi thiết bị bằng cách liên tục theo dõi máy móc trong quá trình hoạt động và cảnh báo cho người vận hành hệ thống khi có dấu hiệu cho thấy thiết bị cần thay thế hoặc chú ý.
Với bảo trì dự đoán, người vận hành có thể thực hiện các phép đo trên các khía cạnh khác nhau của hiệu suất và điều kiện thiết bị, thu thập dữ liệu, phân tích và sử dụng thông tin để quản lý ứng dụng tổng thể một cách tốt hơn.
IoT - giảm chi phí bảo trì dự án
Ứng dụng của IoT công nghiệp trên thực tế
Theo “State of the market: Internet of Thing 2016” của Verizon cho biết:
76% Những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất cho biết IoT đang tăng cường hiểu biết sâu sắc hơn về sở thích và hành vi của khách hàng.
66% Những người đi đầu sử dụng IoT để đo lường rủi ro, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và cải thiện sự an toàn của nhân viên.
60% Những người đi đầu đang cải thiện độ tin cậy hoặc hiệu suất của các sản phẩm và dịch vụ với IoT.
Không phải tất cả các thiết bị đều cần phải thông minh hoặc được kết nối ngay lập tức. Tuy nhiên, giữa những tiến bộ đang được thực hiện trong IoT công nghiệp, các khoản đầu tư vào kết nối công nghiệp đã mang lại kết quả cao cho nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về một vài ứng dụng IoT trong cuộc sống:
Hoạt động sản xuất
Các doanh nghiệp hiện nay đã dành tới hơn 57% chi phí đầu tư để ứng dụng giải pháp như quản lý tài sản, sản xuất thông minh, tối ưu hóa và giám sát hiệu suất, lập kế hoạch sản xuất tự động, tương tác giữa người và máy, khả năng theo dõi và báo cáo quy trình sản xuất.
Hoạt động sản xuất bao gồm một số yếu tố điển hình trong quản lý hoạt động sản xuất chẳng hạn như quản lý tài sản, sản xuất thông minh, tối ưu hóa hiệu suất và giám sát, lập kế hoạch, tương tác với máy của con người, khả năng hiển thị hoạt động đầu cuối và các hệ thống vật lý mạng. Các doanh nghiệp dành tới hơn 57% chi phí đầu tư để ứng dụng giải pháp cho tất cả các khoản đầu tư sản xuất IoT.
Ứng dụng trong hoạt động sản xuất
Quản lý và bảo trì tài sản sản xuất
Đây là trường hợp sử dụng IoT lớn thứ hai trong sản xuất và trên thực tế cũng bao gồm một loạt các ứng dụng tiềm năng. Chúng bao gồm việc kiểm soát hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động của tài sản, bao gồm giám sát và theo dõi từ vị trí đến giám sát các thông số trong một số lĩnh vực như chất lượng, hiệu suất, thiệt hại, hư hỏng tiềm tàng hoặc sự cố, tắc nghẽn,…
Ngoài ra, IoT cũng giúp cải thiện khả năng bảo trì thiết bị theo phương pháp mới là bảo trì dự đoán bằng ứng dụng trong quản lý và bảo trì tài sản sản xuất.
Ứng dụng trong quản lý và bảo trì tài sản sản xuất
Lĩnh vực dịch vụ
Theo báo cáo IDC, đây là trường hợp sử dụng IoT quan trọng thứ ba trong sản xuất. Đối với lĩnh vực này, giúp kết nối dữ liệu từ các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như Marketing, Sales với bộ phận Sản xuất. Mạng lưới siêu thông tin của IoT sẽ phối hợp rất tốt với các công cụ lập kế hoạch, lên lịch và đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Những điều cần biết khi ứng dụng của IoT công nghiệp
Kết nối các thiết bị công nghiệp và điều khiển thông qua internet qua các thiết bị điều khiển như PLC, DCS hoặc SCADA điều khiển tự động hoặc bán tự động. Khi ứng dụng IoT công nghiệp vào trong nhà máy thì việc quản lý các hệ thống này được thông qua Internet. Người quản lý không cần đến nhà máy cũng biết được các thông số của máy móc hoạt động như thế nào. Hơn nữa, chúng ta có thể điều khiển các thiết bị được kết nối bất kỳ nơi đâu trên thế giới thông qua Internet.
>>> Tìm hiểu về chuyển đổi số của doanh nghiệp khi sử dụng IoT.
Như vậy, thông qua việc kết nối các thiết bị trong nhà máy sẽ giúp người quản lý biết được máy móc đang vận hành như thế nào, điều khiển thiết bị từ xa, kiểm soát mức nhiên liệu ra sao,...
Có thể nói, giải pháp IoT công nghiệp được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp bởi mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng đang muốn tìm cho mình giải pháp mới tiết kiệm chi phí sản xuất, cải thiện quy trình và kiểm soát chất lượng tốt nhất thì IoT công nghiệp chính là sự lựa tuyệt vời dành cho bạn. Liên hệ với SBiz.vn để hiểu hơn về thông tin bằng cách comment bên dưới!